028.3 9487 056 - 0976 563 737
  

Xe lắp ráp trong nước rục rịch áp giá mới, xe nhập khẩu gặp khó

22/11/2017 02:45
Đầu tháng 9/2017, Bộ Tài chính đã đề xuất giảm thuế nhập khẩu về mức 0% đối với những linh kiện xe con và xe tải nhỏ. Thời gian áp dụng 5 năm, giai đoạn 2018-2022. Có gắn với điều kiện tỷ lệ tăng trưởng, sản lượng chung tối thiểu và tỷ lệ giá trị nội địa hóa 40% vào 2022. 
 
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết Nghị định này sớm được ký.
 
Cần thuê xe làm việc đươc biết một doanh nghiệp lắp ráp ôtô lớn tại Việt Nam cho rằng, việc giảm thuế nhập khẩu linh kiện hết sức quan trọng trong bối cảnh 2018 đang đến gần, thời điểm thuế nhập khẩu nội khối ASEAN về 0%. Nếu cứ giữ mức thuế 10-30%, tùy từng loại như hiện nay, sẽ tạo ra sự thiếu công bằng giữa xe lắp ráp và xe nhập khẩu.
 
Hưởng lợi, xe lắp ráp áp giá mới
 
Sáng (18/11), trong buổi ra mắt mẫu crossover Mazda CX-5 2018 tại nhà máy Chu Lai, Thaco công bố giá bán đã giảm theo thuế nhập khẩu linh kiện về bằng 0%. Ngoài ra, phía nhà sản xuất còn đưa ra mức giá khi thuế tiêu thụ đặc biệt giảm 5% cho dòng xe 2.0 từ ngày 1/1/2018.
 
Mazda CX-5 thế hệ mới có 3 phiên bản, gồm 2.0L FWD, 2.5L FWD và 2.5L AWD, với giá bán lần lượt 879 triệu đồng, 939 triệu đồng và 989 triệu đồng. Bản 2.0L FWD sẽ tiếp tục giảm thêm 20 triệu đồng, về mức 859 triệu đồng từ 1/1/2018 nhờ ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho dòng xe 2.0L.
 
 
Cần thuê xe làm việc đươc biết phía doanh nghiệp cho biết giá bán chỉ điều chỉnh khi có sự thay đổi về tỷ giá ngoại tệ hoặc có chính sách thuế mới tác động đến sản xuất kinh doanh. Và không quên nhấn mạnh "sẽ nỗ lực giảm giá khi có doanh số cao".
 
Thaco không phải doanh nghiệp đầu tiên áp giá mới cho xe lắp ráp sau khi hoàn tất tính toán mức ưu đãi từ 2018.
 
Đầu tháng 11, Toyota Việt Nam công bố giảm giá các dòng xe sản xuất, lắp ráp trong nước, áp dụng ngay từ thời điểm phát đi thông báo. Sự thay đổi cho thấy một phần nỗ lực tăng sức cạnh tranh và sự chuẩn bị của Toyota trước những thay đổi về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe có dung tích xi-lanh 2.0L trở xuống và thuế nhập khẩu linh kiện về 0%.
 
Cụ thể, dòng xe Vios giảm từ 48 đến 58 triệu đồng tùy phiên bản. Vios Limo rẻ nhất có giá 484 triệu đồng. Phiên bản TRD đắt nhất có giá 586 triệu đồng.
 
Corolla Altis mới hiện áp dụng giá bán cao nhất là 905 triệu cho phiên bản 2.0V Sport, tương ứng với mức giảm 31 triệu đồng. Các phiên bản còn lại cũng giảm từ 24 đến 29 triệu đồng. Mẫu MPV Innova có giá bán mới giảm từ 42 đến 50 triệu đồng. 
 
Ngoài ra, một số doanh nghiệp FDI khác cũng khẳng định sẽ công bố mức giảm sau khi hoàn tất việc tính toán giá bán sau khi hưởng ưu đãi.
 
Sức ép đè nặng lên xe nhập khẩu
 
Thông tin thuế nhập khẩu nội khối ASEAN về 0% bắt đầu từ 2018 khiến người tiêu dùng trong nước có tâm lý chờ đợi suốt 2017. Trên thực tế, để hưởng ưu đãi, một mẫu xe phải đạt tỷ lệ nội địa hóa ASEAN 40%. Chưa kể đến việc xe nhập khẩu trong khối ASEAN không nhiều. Có doanh số lớn chỉ gồm Toyota Fortuner nhập Indonesia hay Ford Ranger nhập Thái Lan.
 
Bên cạnh đó, Nghị định 116 quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu linh kiện và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ôtô vừa được Chính phủ ban hành hồi tháng 10 được xem là một rào cản kỹ thuật để bảo vệ ngành công nghiệp ôtô trong nước, chống lại dòng chảy ồ ạt của xe nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
 
 
Cần thuê xe làm việc đươc biết nghị định này khiến các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô rơi vào thế bị động, phải biến chuyển để thích nghi ngay tại thời điểm đáng lẽ cần sự ổn định để dồn sức cho mùa mua sắm cuối năm.
 
Đơn cử như Honda CR-V thế hệ mới vừa ra mắt lạc lõng trong phân khúc khi chọn con đường nhập khẩu, ở hiện thực mà Mazda CX-5, Hyundai Tucson và Nissan X-Trail lắp ráp. Mitsubishi Outlander đã bán gần hết lô hàng cũ, chuẩn bị chuyển từ nhập khẩu sang lắp ráp tại Việt Nam.
 
Honda CR-V sẽ vắng mặt trên thị trường trong phần còn lại của năm 2017. Hãng cho biết bắt đầu nhận đặt hàng và giao xe từ 1/2018. Đây là là cơ hội tốt để gia tăng doanh số cho các mẫu xe còn lại trong phân khúc.
 
Toyota cũng vướng mắc ở Nghị định 116. Đầu tháng 11/2017, doanh nghiệp cũng thông báo hoãn kế hoạch nhập khẩu Wigo và Fortuner mới vô thời hạn.
 
VAMA đã gửi kiến nghị tới các cơ quan chức năng, bày tỏ quan ngại về việc doanh nghiệp sẽ gặp khó, tốn kém chi phí, giá ôtô khó giảm gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng.
 
Hai hàng rào mà các doanh nghiệp "kêu khó" là yêu cầu kiểm định theo từng lô đối với xe nhập khẩu chưa qua sử dụng, và giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ôtô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở nước ngoài.